Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ SỬ VIỆT

TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ SỬ VIỆT

06/12/2015
Văn Quang




Ai cũng hiểu Tổ Quốc Việt Nam là giang sơn lãnh thổ đất liền, lãnh hải biển đảo, vùng trời cùng toàn bộ người dân và giống nòi Việt Nam (gồm nhiều dân tộc)  làm ăn sinh sống trên lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời có chủ quyền của quốc gia.

Tổ quốc Việt nam có Lịch sử dựng nước và giữ nước hơn 4000 năm, mãi trường tồn không chịu khuất  phục nô lệ cho ngoại bang. Sử Việt 4000 năm đã chứng minh điều đó bằng núi xương, sông máu của Dân tộc, đau thương mà kiêu hãnh Tổ Quốc Việt Nam.

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư".

Từ thời xa xưa đã dịch thế này:

"Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành ghi rõ ở sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời."

Những lời tuyên ngôn độc lập đó đã khắc sâu vào tâm khảm, trái tim và khối óc người Việt Nam từ bao đời nay không dễ gì xóa được và đó là tình yêu TỔ QUỐC.Tình yêu Tổ Quốc và Trân trọng Lịch sử là không thể tách rời trong tâm khảm Việt Nam.

Một số nước phát triển hiện nay có xu hướng 'tích hợp" kiến thức của các môn học vào  "môn tổng hợp"; kết hợp với việc thay đổi phương thức dạy và học. Vì vậy trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam, việc “tích hợp” một số môn học thành “môn tổng hợp”   là việc cần phải làm để phù hợp với xu thế chung của thời đại. Ví dụ, có thể tích hợp môn Toán với Lý, Hóa với Sinh, Thể dục với giáo dục quốc phòng ...
Riêng môn  Lịch sử thì không thể "tích hợp" với môn nào được bởi Lịch sử của Dân tộc là "Quốc phả" là hồn thiêng đất Việt (cái hồn của dân tộc) . Các vấn đề thuộc về Lịch sử phải khách quan, trung thực không định hướng một chiều  và mỗi vấn đề của bài giảng phải có sự đối thoại bình đẳng giữa thầy và trò, giữa trò với trò. Sử Việt luôn cần được thấm nhuần cho các thế hệ học trò, bởi lẽ học Văn học Sử là học làm người. Thiển ý cần biết tách biệt sử Việt với  sử Đảng tránh khuynh hướng chính trị hóa  đối với sử Việt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét